Khi bé mới tập lái xe đạp thì khả năng giữ thăng bằng là yếu tố quan trọng nhất. Để dạy bé cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp không quá khó khăn, sau đây là 3 cách để giúp bé giữ được thăng bằng khi đi xe đạp.
Tóm Tắt
Cách 1: Sử dụng xe đạp cân bằng để giúp bé giữ thăng bằng:
Xe đạp cân bằng được sử dụng khá rộng rãi hiện nay để hướng dẫn bé cách giữ thăng bằng trên xe đạp và đây là bước cơ bản để tập cho trẻ làm quen với xe đạp. Đây cũng là một lựa chọn được các bố mẹ lựa chọn hiện nay vì nó khá thông dụng.
Khác biệt so với những chiếc xe đạp thông thường là nó không có bàn đạp và dây xích. Nó có cấu tạo đơn giãn chỉ gồm khung xe với hai bánh xe. Nhiều người nghĩ rằng một chiếc xe đạp không bàn đạp có vẻ là một phát minh ngược đời và lãng phí khi vừa phái mua một chiếc xe cân bằng vừa phải mua một chiếc xe đạp trẻ em truyền thống, nhưng thực tế đây chính là cải tiến hiện đại giúp cho trẻ học cách đạp xe nhanh hơn, đơn giãn hơn, hiệu quả hơn bằng cách dạy cho bé cách giữ được thăng bằng khi ngồi trên xe đạp. một khi bé đã biết cách giữ thăng bằng thì việc bé chinh phục chiếc xe đạp có bàn đạp sẽ là chuyện khá dễ dàng.
Đa sô các bé sử dụng xe cân bằng chưa từng làm quen với xe đạp, hoặc chỉ mới biết sử dụng xe đạp 4 bánh. Vì vậy, để dạy bé đi được loại xe này, không chỉ đơn giản là mua một chiếc xe với màu sắc và kiểu dáng mà bé thích mà bạn cần bên cạnh để hướng dẫn và động viên bé tập xe.
Chọn xe đạp cân bằng có kích cỡ, trọng lượng và độ cao phù hợp với bé
Không nên chọn mẫu xe cân bằng quá nặng vì dễ làm bé mất nhiều sức lực trong việc đẩy xe đi, chiều cao của xe cũng vừa vẹn nhất với bé vì nếu xe quá cao thì bé sẽ khó di chuyển và dễ làm bé ngã, còn nếu xe quá thấp thì hiệu quả mang lại sẽ không cao. Để điều chỉnh độ cao của chiếc xe đạp cân bằng phù hợp nhất với bé, cách đơn giản nhất là bố mẹ hãy điều chỉnh phần yên ngồi đến khi cả hai bàn chân của bé đặt được trên mặt đất một cách thoải mái nhất và đầu gối hơi chùng lại khi bé ngồi trên xe. Tương tự, bạn cũng cần điều chỉnh phần tay lái của xe cân đối với chiều cao của yên để bé sử dụng xe được thỏa mái nhất.
Trẻ thường có tốc độ lớn khá nhanh vì vậy bố mẹ để ý để điều chỉnh chiều cao xe thường xuyên vài tháng một lần để đảm bảo rằng nó phù hợp với sự phát triển cơ thể của con bạn.
Dạy bé cách sử dụng xe cần bằng để giữ thăng bằng:
Xe sử dụng đơn giãn bé chỉ cần dùng lực của hai chân để đẩy xe tiến về phía trước sau đó nhấc chân lên, cố gắng giữ được thăng bằng, điều khiển xe tiến về đích theo ý muốn, song song đó là chú ý quan sát đến các chướng ngại vật trên đường để tránh kịp thời. Để an toàn cha mẹ có thể trang bị thêm những dụng cụ an toàn cho bé khi đi xe đạp như mũ bảo hiểm, găng tay, đệm gối, khuỷu tay, khuỷu chân… để bảo vệ bé tránh trầy xước và chấn thương khi sử dụng xe đạp cân bằng. Khi mới bắt đầu làm quen với xe cân bằng, bố mẹ cần quan sát khu vực như mặt đường phải bằng phẳng, ít xe cộ qua lại… Tốt nhất là nên chọn những khu vực yên tĩnh để giúp bé có thể giữ tập trung nhất vào việc học cách giữ được thăng bằng.
Ngoài việc chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của bé thì tính thần của bé rất quan trọng, luôn tạo cho bé động lực để tập xe, động viên tinh thần và tạo được niềm vui cho bé trong quá trình học, truyền cảm hứng cho bé để bé thích thú khi tự mình đạp được một chiếc xe, chinh phục những nơi mình muốn. Tuyệt đối không nên ép buộc bé tập xe khi bé chưa sẵn sàng vì bé sẽ cảm thấy tồi tệ và sợ hãi khi bị ép làm những gì mà chúng không muốn, thay vào đó hay giúp bé hứng thú bằng những lời khen hay những món quà nho nhỏ.
Cho bé học cách thăng bằng với xe đạp cân bằng từng bước một: dạy bé cách học dắt xe để làm quen với tay lái và cách điểu chỉnh hướng của xe, dạy bé cách lên xuống xe, dạy bé cách dùng chân di chuyển xe, bước đầu bạn có thể đứng sau hỗ trợ xe, sau đó để bé tự đẩy hay bạn có thể đẩy nhẹ xe để bé làm quen với vận tốc nhanh. Một khác hữu hiệu trong việc tăng sự hứng thú với bé là cho bé chơi với bạn bè, hay đặt ra mục tiêu là một quảng đường mà bé cần đạt được.
Khi tập thăng bằng cho con, cha mẹ nào cũng mong con không bị ngã, không bị chấn thương. Do vậy, cha mẹ thường chạy theo sau để giữ xe cho con và nghĩ rằng làm như vậy sẽ tốt cho bé. Tuy nhiên, việc làm này thật không tốt vì không những không có tác dụng mà còn làm chậm quá trình học cách giữ thăng bằng của các bé và làm bé luôn dựa dẫm. Tốt nhất, bạn không nên giữ xe bé, chỉ hỗ trợ tay trên gnuowif bé, đi song song với bé, cổ vũ tinh thần cho bé để bé tự mình cảm nhận cách giữ cân bằng và điều khiển chúng.
Cách 2: Cho bé giữ thăng bằng với xe đạp 3 bánh:
Xe đạp 3 bánh cũng là phương tiện hữu hiệu để bé học cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp, khi bé còn nhỏ ở giai đoạn 1,5 đến 3 tuổi cho bé sử dụng một chiếc xe đạp với thiết kế 3 bánh là phù hợp. Với thiết kế 3 bánh đẽ giúp bé khả năng thăng bằng, bé còn học thêm cách điều khiển xe qua trái, sang phải và cách tránh các chướng ngại vật, làm quen với cách đạp xe. Bé sẽ dễ dàng hơn khi chuyển qua sử dụng chiếc xe đạp 2 bánh.
Cách 3: Cho bé giữ thăng bằng với xe đạp có 2 bánh phụ:
Với thiết kế 2 bánh phụ cũng là cách để bé giữ thăng khi đi xe đạp. có vể nhiều người thắc mắc về việc tháo bánh xe phụ (2 bánh phụ nhỏ, được gắn song song với bánh sau để giữ thăng bằng cho xe), vì theo suy nghĩ thường thì những bánh xe này sẽ giúp bé không bị ngã trong những lần đi xe đầu tiên. Nhưng chính 2 bánh phụ này dẫn đến tâm lí dựa dẫm và ỉ lại, do đó rất lâu bé mới có thể tự đi xe đạp 2 bánh thực thụ. Chỉ nên để 2 bánh xe này một thời gian đầu để bá làm quen với việc đạp xe như xe đạp 3 bánh, sau đó tháo bỏ 2 bánh phụ ra để bé đạp xe. Tháo bánh phụ ra để bé sẽ tự nhận thức được mình cần phải thật cẩn thận, và sẽ có những động tác đi xe chính xác hơn mỗi khi vấp ngã, bé sẽ càng tập trung hơn.
Hãy hạ thấp yên xe, để chân bé có khả năng chạm 2 chân trên mặt đất khi ngồi trên yên xe, như thế, sẽ tránh việc vấp ngã tốt và đồng thời bé sẽ đi được xe với 2 bánh nhanh hơn.
Để bé đi được xe đạp được thì việc cho bé học cách cân bằng là bước quan trọng đầu tiên, hãy giúp bé chinh phục chiếc xe đạp với các cách trên nhé . Chắc chắn đây sẽ là những trải nghiệm không thể nào quên của mỗi đứa trẻ. Đây không chỉ dạy cho con cách giữ thăng bằng, cách lái xe đạp mà hơn hết nó hình thành tính nhẫn nại, tính kiên trì, vượt qua những thách, mà còn là cách kết nối giữa cha mẹ và bé.