Cách điều trị nổi hạch sau tai cho trẻ em

Cách điều trị nổi hạch sau tai cho trẻ em

Trẻ em khi còn nhỏ thường có sức đề kháng rất yếu. Do thời tiết thay đổi liên tục bên ngoài ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé, khiến con mắc nhiều căn bệnh khác nhau như cảm sốt, viêm họng, viêm mũi,…

Việc tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến cũng như cách điều trị nổi hạch sau tai cho trẻ em, phụ huynh có thể an toàn bảo vệ sức khỏe cho bé yêu thật tốt.

Cách điều trị nổi hạch sau tai cho bé yêu

Tìm hiểu về hệ thống hạch của cơ thể

– Hệ thống hạch tồn tại khắp nơi trong cơ thể nhưng chỉ có một số hạch có thể sờ thấy được như hạch cổ, hạch sau tai, sau gáy.

– Khi bé bị viêm, nhiễm trùng, chấn thương hay dị ứng ở đâu thì sẽ nổi hạch gần đó.

– Hạch của trẻ em thường to hơn người lớn, nếu sờ vào không thấy phản ứng, đó là hạch bạch huyết.

Hạch bạch huyết là gì?

– Các hạch bạch huyết có thể sờ thấy được, cảm nhận được, có đường kính dưới 1/2 inch, nằm ở nhiều chỗ khác nhau trên cơ thể, bao gồm cả phía sau tai, thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh.

– Hạch bạch huyết sản xuất ra tế bào màu trắng và kháng thể, chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi trùng,…, ảnh hưởng tới đường hô hấp của trẻ em.

– Các hạch có kích thước từ 1 đến 1 inch là dấu hiệu của nhiễm virus, trong khi các hạch có đường kính lớn hơn một inch có liên quan đến nhiễm khuẩn.

Nhận diện hạch sau tai bình thường hay nguy hiểm

– Những loại hạch lành tính thường gặp ở trẻ do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập và tấn công hạch lympho sẽ mềm, chắc và nổi ở những bộ phận sau vành tai, cổ, gáy.

– Những trường hợp viêm hạch nguy hiểm sẽ kèm theo những biến chứng về bệnh lý, biểu hiện kéo dài, cần được khám và điều trị đúng cách.

– Chẳng hạn như trẻ em khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, sẽ xuất hiện các hạch ở cổ và phía sau tai, có thể thấy được, sưng lên dọc theo sau cổ hay dưới hàm.

– Do đó, nếu bé bị nổi hạch sau tai, các mẹ đừng lo lắng, mà cần phải kiểm tra xem con có phản ứng gì khi sờ vào hạch này, để xác định là hạch dạng bình thường hay nguy hiểm.

Nhận diện hạch để thực hiện cách điều trị nổi hạch sau tai

Nguyên nhân khiến bé bị nổi hạch sau tai

– Trước khi tìm hiểu cách điều trị nổi hạch sau tai cho trẻ em, gia đình cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó.

– Viêm hạch xuất hiện là do tình trạng nhiễm khuẩn, xâm nhập của virus ở các vùng lân cận.

– Khi thấy bé bị nổi hạch sau tai với hiện tượng viêm sưng nóng, đỏ là do cơ thể con bị nhiễm trùng hay bị sốt siêu vi.

– Trường hợp hạch sưng lên sau tai cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý tiềm ẩn khá lớn như bị viêm amidan, viêm tai giữa, viêm xoang,…

Cách điều trị nổi hạch sau tai cho bé

– Nếu trường hợp nổi hạch sau tai và không xuất hiện thêm hiện tượng viêm nhiễm đi kèm thì phụ huynh không cần điều trị gì cả và hạch sẽ tự mất đi sau một thời gian.

– Phụ huynh chỉ cần chú ý luôn giữ vệ sinh răng miệng và mũi họng của con thật tốt, giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé để tăng cường sức đề kháng.

– Trong thời gian ốm bệnh và nổi hạch, cần cho trẻ uống nhiều nước, cũng như kết hợp các loại nước trái cây, nước ép giàu vitamin nhưn cam, chanh để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Uống nước trái cây là cách điều trị nổi hạch sau tai

– Trẻ sốt trên 38 độ C, hạch sưng to, màu đỏ, sờ thấy chắc và đau hay tiếp tục sưng to trên hai tuần sau khi trẻ đã khỏi bệnh thì có thể là bị áp xe do có mủ bên trong hay bị rò mủ ra ngoài.

– Gia đình cần đưa trẻ em đến bệnh viện ngay để các bé cần được trị liệu với thuốc kháng sinh thích hợp, uống nhiều nước.

– Sau khoảng 7 đến 10 ngày, hạch sẽ tự động nhỏ dần lại và không để lại di chứng gì.

Nói tóm lại, việc nổi hạch sau tai ở trẻ em là phản ứng bình thường của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hy vọng những chia sẻ cách điều trị nổi hạch sau tai phía trên sẽ giúp phụ huynh chăm sóc con đúng cách khi bé xảy ra tình trạng trên.

Các mẹ hãy lưu ý khi con xuất hiện hạch sưng kèm theo những chứng bệnh viêm nhiễm để nhanh chóng đưa con khám bệnh, xử lý kịp thời.