Theo thời gian, thì những loại bánh truyền thống của Việt Nam ngày càng nhiều hơn và trở nên đa dạng, phong phú về các hương vị lẫn hình thức cũng như thành phần bênh trong mỗi chiếc bánh và khẳng định giá trị truyền thống ẩm thực của một dân tộc có sự đa dạng về văn vóa .
Các loại bánh không thể thiếu được trong các ngày lễ hay những ngày truyền thống của Việt Nam hiện nay. Có nhiều món bánh có thể để ăn chơi ngày bữa trưa hè cùng gia đình, ăn nhẹ trong ngày mùa vụ bận rộn; có món bánh lại dùng trong các dịp lễ hội của các tỉnh khác nhau, cưới xin, đám hỏi, đám cưới… Theo thời gian, các món bánh truyền thống dần dần vượt qua khỏi ranh giới vùng, cũng như miền, đã trở thành món quà quê để gợi nhắc về những vùng đất xa xôi trên đất nước hay để làm ấm lòng những người con phải bươn chải ngược xuôi nơi đất khách, xứ người điều nhớ đến. Những món bánh độc đáo này dần được biến chuyển nhiều hơn, trong công nghiệp hơn những vẫn mang trong mình hương vị đậm đà, có đầy đủ sắc hương, là nét truyền thống văn hóa bên trong, là món ăn đáng tự hào của người Việt Nam.
Tóm Tắt
- 1. Bánh chưng – Bánh tét.
- 2. Bánh dày giầy
- 3. Bánh khẩu sli
- 4. Bánh tiêu
- 5. Bánh đậu xanh
- 6. Bánh pía
- 7. Bánh tai heo
- 8. Bánh cốm
- 9. Bánh giò
- 10. Bánh chín tầng mây
- 11. Bánh rế
- 12. Bánh đúc
- 13. Bánh khô mè
- 14. Bánh bột lọc
- 15. Bánh cáy
- 16. Bánh tẻ
- 17. Bánh gio chấm mật
- 18. Bánh dày đậu xanh
- 19. Bánh ú
- 20. Bánh tổ
- 21. Bánh bò
- 22. Bánh bèo
- 23. Bánh tráng xoài
- 24. Bánh gai – Bánh ít lá gai
- 25. Bánh lá mơ
- 26. Bánh ít trần
- 27. Bánh trôi
- 28. Bánh cuốn
- 29. Bánh rán
- 30. Bánh xèo
- 31. Bánh khúc
- 32. Bánh dẻo
- 33. Bánh chè lam
- 34. Bánh hỏi
- 35. Bánh phu thê
1. Bánh chưng – Bánh tét.
Bánh Chưng – Bánh tét là đặc sản của 2 miền nam bắc của Việt Nam. Với lớp vỏ bánh xanh màu của lá chuối bao bọc nhân bánh là thịt lợn ba chỉ, đỗ xanh bùi bùi mang đậm hương vị dân tộc được người dân Việt Nam làm vào dịp quan trong này của những ngày Tết.

2. Bánh dày giầy
Nói đến bánh giầy thì nó tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt của ngày xưa. Nó có màu trắng tinh khiết, hình tròn, được coi là đặc trưng cho bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt. Chiếc bánh giầy được dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, như Tày, Mường dung nhiêu hơn khi làm món bánh trong những dịp quang trọng thay cho bánh tét của người miền nam.

3. Bánh khẩu sli
Cái tên khẩu sli nghe lạ lạ khiến nhiều người tò mod về chiếc bánh có vị như thế nào. Khẩu sli hình dáng to bằng viên gạch nhỏ, lớp trên là lạc nâu bóng mượt, lớp dưới là bỏng gạo mịn màng màu trắng sữa. Với nhiều công đoạn bạn có được chiếc bánh có vị ngọt thanh những hạt gạo và đỗ dính lấy nhau tạo nên một vị giác đặt biệt khi ăn.

4. Bánh tiêu
Nhắc đến bánh tiêu hầu như ai là người Việt điều biết chiếc bánh này. Chẳng biết chiếc bánh này có từ bao giờ nhưng bánh tiêu ngày nay đã trở thành một phần của cuộc sống của văn hóa ẩm thực hiện nay, từ đầu phố cuối hẻm bạn cũng có thể thấy được hình ảnh của chiếc bánh đặt trưng này.

5. Bánh đậu xanh
Có vị ngọt thanh, vừa nhỏ đủ bỏ vào miệng là tan biến ngay nhưng đủ để người ăn kịp thưởng thức được vị ngọt, béo ảm nhận được vị đậu xanh cũng nư hương bưởi trên những mẫu bánh nhỏ này.

Có màu đặt trưng của những hạt đậu xanh được bóc vỏ thuần không thêm các chất gì nữa nó vẫn là đậu xanh thanh mát mà mọi người hay ăn.
6. Bánh pía
Bánh pía được làm bằng bột mì kết hợp với sầu riêng, lòng đỏ trứng. Đôi khi bánh pía còn được gọi là bánh lột da.

7. Bánh tai heo
Vẫn chất chân thật của người miền Nam, bánh này gọi như cái nhìn đầu tiên hình dáng giống như nhữn chiếc tai heo nên được gọi là bánh tai heo. Bánh rất giòn, ăn có vị thơm đặc trưng, là món ăn vui ngày tết của mỗi gia đình.

8. Bánh cốm
Bánh cốm được làm từ cốm, nhân đậu xanh và dừa nạo kèm theo mứt bí hoặc mứt sen trần tùy vào khuẩ vị của người ăn thích loai nào, thường dùng cho lễ ăn hỏi và cũng là loại bánh đặc sản của du khách mua về làm quà khi đến Hà Nội.

9. Bánh giò
Được làm từ bột gạo nguyên chất, bánh giò có nhân được làm bằng thịt, mộc nhĩ, trứng cút… là món bánh quen thuộc của gia đình Việt dịp hội họp gia đình cùng nhau.

10. Bánh chín tầng mây
Đúng như cái tên, bánh chín tầng mây có nhiều tầng màu với hương vị ngọt dịu, thanh mát lạnh, vừa thích hợp cho không gian dân dã và sang trọng, bánh này thường dùng sau những bữa ăn chính.

11. Bánh rế
Bánh rế là loại bánh làm bằng khoai lang và đường nấu tưới lên mặt bánh như cái rế của ngày xưa. Tương tự như cách đặt tên của chả giò rế, bánh tráng rế…

12. Bánh đúc
Bánh đúc phổ biến ở miền Bắc, là loại bánh đơn giản mà ân dã và giàu hương vị quê nhà, dễ ăn.

13. Bánh khô mè
Bánh khô mè giòn xốp, ngọt dịu giản dị mà thấm đẫm tình nguồn cội của những người dân xứ Quảng.

14. Bánh bột lọc
Bánh bột lọc đến từ các tỉnh miền Trung và được giới trẻ rất ưa thích vì với đủ vị ngọt mặn chua và lớp vỏ dai của nó tạo nên một điểm riêng biệt cho chiếc bánh này.

15. Bánh cáy
Bánh cáy đến từ Thái Bình hấp dẫn thực khách ban đầu cũng bởi cái tên. Loại bánh tưởng chừng quà của biển, ăn vào lại thấy gạo nếp, cơm dừa, lạc vừng, mứt bí…

16. Bánh tẻ
Bánh tẻ có cách làm rất đơn giản, nguyên liệu dễ tìm và cũng dễ ăn nên thường là lựa chọn để chuẩn bị cho bữa sáng trong mỗi gia đình.

17. Bánh gio chấm mật
Trưa hè mà ăn miếng bánh gio này chùng chấm thêm tí mật thì sẽ khiến bạn không thể xa rời hương vị hấp dẫn này của bánh đem lại.

18. Bánh dày đậu xanh
Được làm từ nếp dẻo và đậu xanh, đây là món bánh ngon miệng, khá dễ ăn và no lâu.

19. Bánh ú
Bánh hình chóp, to bằng nắm tay, bánh ú nước tro được gói bằng lá bên ngoài, bên trong là bột nếp và nhân đậu xanh.

Bánh ú nước tro dễ ăn, không gây ngán, bột bánh có vị mát nên được nhiều người ưa thích trong những ngày nóng. Và hiện nay còn có nhiều loại bánh ú khác nhau với sự kết hợp độc đáo khác nữa.

20. Bánh tổ

Một đặc sản của người xứ Quảng, bánh có vị đậm đà đặ trưng thường dùng chung với trà nóng tạo nét reiing cho người thưởng thức.
21. Bánh bò

Nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên thường được ăn chung với mè, nước dùa, có vị ngọt, béo và thơm.
22. Bánh bèo
Được làm từ bột gạo hấp lên chủ yếu ăn khi gia đình sum họp, cùng bạn bè ngồi bên nhau đổ bánh, làm nước chấm, rỉ rả chuyện công việc, cuộc sống.

23. Bánh tráng xoài
Bánh được làm chủ yếu từ trái xoài chín và mạch nha. Bánh tráng xoài còn có tên gọi là bánh xoài

24. Bánh gai – Bánh ít lá gai
Loại bánh dẫn dã, màu đen tự nhiên nhờ lá gai, có vị dẻo của nếp và ngọt ngào của nhân đậu.

25. Bánh lá mơ

Bánh lá mơ là một loại bánh dân gian ở vùng sông nước miền Tây nguyên liệu chính là bột gạo, nước cốt dừa và lá rau mơ. Bánh lá mơ trong, có màu xanh đậm, hình dạng dèn dẹt, dài dài
26. Bánh ít trần
Bánh ít trần có nhân được làm bằng đậu xanh, mộc nhĩ, thịt ăn kèm với nước chấm mặn.

27. Bánh trôi

Món bánh dẻo ngọt mặn có đủ, có chút dai và thơm ngon từng xuất hiện trong bài thơ nổi tiếng Bánh trôi nước.
28. Bánh cuốn

Bánh cuốn thường được ăn nóng và hiện này vãn còn được mọi người yêu thích dùng cho những bữa sáng, ngay chỗ làm để giữ được vị thơm ngon của bánh cùng nước mắn chua ngọt, bánh có nhân thịt, mộc nhĩ.
29. Bánh rán

Một loại bánh có thể ăn chơi mọi lúc mọi nơi và hội họp gia đình, bánh rán có nhân đậu xanh, có khi được làm bằng thịt…
30. Bánh xèo

Bánh xèo có kiểu đổ khác nhau, miền trung và miền nam và bánh miền tây. Miên trung bánh nhỏ, giòn còn miền nam bánh lớn, nhiều nhân, mềm hơn còn bánh xèo miền tây thường có đủ loại nhân hơn bánh xèo miền nam lẫn miên trung.
31. Bánh khúc

Bánh khúc là sự kết hợp đọc đáo của đậu xanh, thịt, bột nếp cùng lớp vỏ ngoài là xôi nếp
32. Bánh dẻo

Bánh dẻo đặc trưng cho dịp Trung thu, được ăn kèm với nước trả, có vị ngọt, dẻo. Đi theo bánh dẻo này còn có bánh nướng tron mùa trung thu thêm ấm áp lòng người.
33. Bánh chè lam

Ngoài vị của gạo nếp dẻo ngọt, bánh chè lam còn có hương vị của lạc, vị cay của gừng, thích hợp để nhâm nhi cùng ly trà chiều dành cho những ai thích một vị bánh ngoạt mang trong mình chút cay nồng.
34. Bánh hỏi

Món bánh bánh hỏi được làm từ bột gạo với các sợ cực nhỏ thường ăn kèm heo quay, mỡ hành béo, là món ăn sáng vô cùng được ưa thích tại miền Nam và miền Trung.
35. Bánh phu thê

Loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon được say và lọc lấy tinh bột gạo. Sau đó phơi hoặc sấy khô để qua 15 ngày mới đem ra làm bánh, nếu làm ngay thì bánh sẽ nát. Nhân bánh là đỗ xanh ngâm hấp chín, nghiền mịn, thắng với đường và trộn lẫn vài sợi dừa đã được nạo nhỏ. Khi bóc chiếc bánh ra ta sẽ thấy bánh có màu vàng ươm trong suốt nhìn rõ những sợi dừa nạo nhỏ rắc lẫn bên trong trông thật hấp dẫn.
Với những tên các loại bánh việt nam được nêu trên hy vọng bạn và mọi người biết thêm về các dòng bánh ngọt cũng như bánh mặn để có thể thưởng thức cùng gia đình.